Mô hình chung “lý tưởng” nhất của tủ bếp hình chữ L như sau:
1. Khu vực để thực phẩm: Các giá inox, ray giảm chấn 3/4, bản lề giảm chấn
2. Khu vực để vật dụng: Ngăn kéo sử dụng ray giảm chấn, cánh cửa sử dụng bản lề giảm chấn nắp êm.
3. Khu vực làm sạch: Sử dụng chậu rửa bát, vòi rửa bát. Ở phía dưới chậu rửa bát, thường sử dụng máy lọc nước, giá dao thớt…
4. Khu vực chuẩn bị: Sử dụng mâm xoay hoặc giá liên hoàn đặt ở bên trong tủ bếp. Mâm xoay có thể là mâm xoay 1/2, 3/4 hay mâm xoay 100.
5. Khu vực nấu ăn: Phía trên sử dụng máy hút mùi và bếp ga. Trong tủ dưới cần đến giá úp xoong nồi, giá gia vị và giá bình gas.
Có thể thấy tủ bếp là nơi tuyệt vời để bạn cất trữ các đồ dùng phục vụ cho bữa ăn cũng như các đồ vật cần thiết khác trong bếp của bạn, với thiết kế tủ bếp hình L, sự bố trí các vật dụng được thoải mái hơn. Không gian nhà bếp cũng tạo nên sự cân đối, hài hòa. Nhà bếp là khu vực đa năng, do đó bạn cũng cần lưu ý tích hợp thiết bị và phụ kiện bếp cho hợp lí.
Tủ bếp hình chữ L là lựa chọn hợp lý cho phòng bếp nhỏ
Tủ bếp hình L được nhiều gia đình lựa chọn bởi kiểu bếp này có thiết kế đơn giản, tối đa diện tích cho việc sử dụng. Hơn thế nữa, kiểu bếp này khá phù hợp với những không gian nhà bếp nhỏ. Những kệ gỗ thiết kế theo chiều dọc có tác dụng giúp căn phòng trông thoáng hơn. Hệ thống tủ ngang và các loại tủ đứng tạo nên sự đặc biệt trong cách bố trí này.
Bên cạnh khu nấu nướng, các bạn có thể khéo léo bố trí không gian ăn uống. Thiết kế bếp hình chữ L giảm thiểu khoảng cách phải di chuyển từ khu chuẩn bị sơ chế đến khu nấu ăn đồng thời cung cấp không gian lưu trữ tốt.
Góc chia sẻ:
- So sánh tủ quần áo gỗ tự nhiên và tủ quần áo gỗ Laminate
- Những Tủ bếp chữ G nên bố trí thế nào?
- Bí quyết sắp xếp phòng bếp giúp tối ưu diện tích sử dụng
Ưu và nhược điểm của tủ bếp chữ L
Ưu điểm của tủ bếp chữ L:
- Bếp chữ L tận dụng được các góc không gian hiệu quả
- Phù hợp cho không gian bếp vừa và nhỏ
- Dễ điều chỉnh độ dài của bếp theo diện tích căn phòng
- Mặt bếp và tủ bếp rất dễ chia thành nhiều khu vực với các chức năng khác nhau phục vụ cho việc nấu nướng.
- Sử dụng tủ bếp dưới và tủ bếp gắn tưởng đều được
Nhược điểm của tủ bếp chữ L:
- Chiều rộng của mặt bếp thường có thiết kế khá ngắn và tủ bếp thường có diện tích nhỏ
- Với diện tích quá hẹp đôi khi sẽ gây khó khăn trong nấu nướng hoặc chỉ phù hợp cho 1 người sử dụng.
- Các khu vực bếp không được phân chia rõ ràng như các loại phòng bếp khác.
Lưu ý khi bố trí tủ bếp hình chữ L
Để tạo được sự thuận tiện nhất trong khi di chuyển nấu ăn, chủ nhà nên chọn thiết kế tủ bếp hình chữ L với chiều dài ở 2 bên không lệch nhau quá nhiều điều này giúp cho việc chuẩn bị và nấu nướng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Cạnh dài nhất của chữ L thường được ưu tiên làm bàn bếp, bếp nấu nướng, chỗ đựng vật dụng còn phần cạnh ngắn thường là để đựng bồn rửa. Để tối đa hóa diện tích bạn nên bố trí tủ bếp ở phía dưới và tủ bếp ở trên cao hoặc thay thế bằng những kệ gỗ gắn tường.
Thiết kế tủ bếp kiểu dáng hình chữ L còn giúp cho không gian bếp của gia đình dễ dàng bố trí được các trang thiết bị bếp hiện tại ở nhiều vị trí trong bếp khác như: Máy rửa bát, lò nướng, bếp nấu, tủ lạnh...Tủ bếp chữ L được thiết kế theo những phong cách hiện đại, tối đa hóa diện tích sử dụng và làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp gia đình.
Loại tủ bếp này rất đa năng vì được tích hợp nhiểu kiểu bố trí nội thất giúp tiết kiệm được diện tích. Mỗi khu vực như khu nấu ăn và sơ chế hay để vật dụng nấu nướng đều có một góc riêng không xáo trộn. Với tủ bếp hình chữ L các bạn có thể tận dụng được các góc nhỏ trong căn phòng của mình.
Nếu bạn đang băn khoăn về cách sắp xếp tủ bếp sao cho có thể tận dụng tối đa diện tích căn bếp nhà mình thì bạn hãy tham khảo loại tủ bếp chữ L này nhé.