1. Những nguyên tắc về công năng
Một phòng bếp được thiết kế khoa học và tiện dụng sẽ giúp người nội trợ có thêm nhiều cảm hứng hơn khi chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình. Vậy như thế nào là để thiết kế một nhà bếp khoa học, tiện dụng? Chúng tôi xin chia sẻ với bạn một số lưu ý sau:
• Xác định phong cách: Điều đầu tiên bạn cần làm là ước tính về tài chính và định hình phong cách phòng bếp mình muốn xây dựng. Trên cơ sở đó bạn sẽ lựa chọn được những món nội thất phù hợp nhất.
• Đo đạc kích thước chuẩn xác: Việc đo đạc và xác định vị trí của từng “món” nội thất sẽ giúp không gian bếp của bạn hoàn mỹ hơn khi lắp đặt. Thay vì ước chừng bằng mắt, hãy sử dụng thước đo hoặc nhờ tới mắt thẩm mỹ của các kiến trúc sư để chắc chắn rằng nội thất của khu bếp đều vừa “khít”.
• Lựa chọn thiết bị và phụ kiện cho nhà bếp: Tủ bếp sẽ là nội thất đầu tiên bạn nghĩ tới khi cải tạo lại không gian bếp nấu của gia đình. Trên cơ sở diện tích của không gian và phong cách bếp hướng tới để bạn đưa ra lựa chọn thích hợp.
Về kiểu dáng: Với những căn bếp có diện tích eo hẹp, những mẫu tủ bếp chữ L, chữ I… là lựa chọn phù hợp nhất. Đối với những không gian thoải mái hơn thì nên sử dụng những mẫu tủ bếp kiểu dáng chữ G, chữ U…
Chất liệu: Gỗ tự nhiên thường dành cho những thiết kế nhà bếp theo phong cách cổ điển, và gỗ công nghiệp, nhựa… sẽ phù hợp hơn với những gia chủ yêu thích sự tiện nghi, hiện đại.
Thiết kế ánh sáng cho nhà bếp: Khi xây dựng nhà bếp thì nên thiết kế thêm một cửa sổ thủy tinh một bên nơi đặt bếp, như vậy có thể giúp cho phòng bếp thoáng đãng hơn, đón được ánh sáng tự nhiên giúp tiết kiệm điện rất tốt. Và với cửa sổ thủy tinh trong suốt giúp căn bếp sáng trong suốt và nhìn có vẻ rộng rãi hơn.
Tăng khả năng lưu trữ và tiết kiệm không gian cho phòng bếp.
Trong gian bếp cần có một chiếc kệ lưu trữ mở, giúp chúng ta có thể tăng thêm không gian cho căn phòng, tận dụng được tối đa không gian để có thể cất giữ được nhiều đồ dùng cần thiết. Với những ngăn nhỏ của chiếc kệ thì chúng ta có thể cất giữ được gia vị, bát đũa, và những đồ dùng cần thiết khác.
Ngoài ra thì chúng ta có thể sáng tạo thêm diện tích sử dụng với thiết kế bàn có thể kéo ra và đẩy vào tiện dụng.
Lúc nấu nướng thì ta kéo bàn ra để sơ chế thức ăn, sau khi hoàn tất việc nấu nướng thì có thể đẩy nó vào cho gọn gàng hơn. Với thiết kế chiếc bàn tiện dụng này, căn bếp nhà bạn trông sẽ rộng rãi hơn rất nhiều.
Xem thêm: Những màu sắc hợp phong thủy cho nhà bếp
2. Lưu ý về phong thủy cần ghi nhớ
Nhà bếp là nơi nấu nướng cho cả nhà, bảo đảm sức khở và tạo ra không khí sum họp gia đình trong bữa ăn vui vẻ, bởi vậy đây là không gian rất quan trọng mà ông bà ta từ xưa đã rất chú ý tới. Trong thuật phong thuỷ cũng có nhiều điều rất đáng lưu ý về việc bố trí cho khoảng không gian này. Trước hết, nhà bếp phải phải được tránh gió - theo phong thuỷ gọi là "tàng phong tụ khí", nghĩa là nên tránh gió để được tụ khí. Nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía sau bếp có cửa sổ là không tốt.
Bếp không nên đặt lộ liễu và rất kỵ đặt ngay cửa chính. Đặt tựa vào tường chứ không nên đặt ngay trước cửa sổ. Bởi vì những luồng khí từ ngoài sẽ lùa thẳng vào bếp làm mất mát ngọn lửa - một thứ quý giá trong cuộc sống con người. Điều này cũng có cơ sở khoa học, hợp lý bởi nếu bếp đặt ở nơi có nhiều gió sẽ làm cho lửa bếp không ổn định, khó cháy hoặc thậm chí nguy hiểm do hoả hoạn.
Thuật phong thuỷ còn khuyên không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh, đó là điều tối kỵ về mặt an toàn thực phẩm. Nhà bếp cũng không nên đặt đối diện với cửa phòng ngủ, dù là cách một bức tường. Vì bếp là nơi nóng bức, khói lửa, nếu để quá gần nơi nghỉ ngơi của con người sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, quá trình hô hấp.
Ngoài ra, trong bố trí bếp, người ta còn kiêng đặt bếp ngược hướng nhà (nghĩa là bếp đưa lưng về hướng cửa), đặt bếp trên rãnh mương, trên đường nước hay bể nước vì lửa và nước thường xung khắc, không hoà thuận. Cũng cần lưu ý, không nên đặt bếp nơi có xà ngang đè bên trên và không để góc nhọn chĩa thẳng vào bếp…
Vị trí tốt nhất của phòng bếp theo phong thủy chính là hướng Đông hoặc Đông Nam. Theo đó, bạn có thể thức dậy cùng mặt trời mỗi ngày. Những căn bếp hướng Nam nên có các yếu tố thuộc nhóm Thổ như sàn nhà làm bằng đá hoặc một vài chậu cảnh bằng đá để cân bằng yếu tố nhóm Hỏa. Các yếu tố nước cũng rất phù hợp để trang trí tại đây.
Xem thêm một số mẫu bàn ghế học sinh Hòa Phát dành cho bé trong thời gian nghỉ hè nhé.
Một vài lời khuyên dành cho phong thủy phòng bếp:
– Phong thủy phòng bếp phải sạch sẽ, thoáng mát và ngăn nắp. Sự giàu có và sức khỏe sẽ không đến và lưu lại trong một căn bếp bẩn thỉu. Loại bỏ hoàn toàn những thứ bạn không sử dụng. Để tạo điều kiện cho các dòng khí tốt lưu thông thuận tiện cần giữ cho các bề mặt được gọn gàng, thông thoáng. Không để bát đĩa bẩn tràn lan xung quanh bếp. Xếp gọn các thiết bị nhà bếp như ấm đun nước, máy pha cà phê, máy nướng bánh mỳ… sát vào tường sau khi sử dụng.
– Chắc chắn hệ thống đường ống nước và thoát nước hoạt động chính xác và khuất khỏi tầm mắt.
– Luôn luôn nấu ăn với tâm trạng tốt, vui vẻ và thoải mái. Nếu bạn không cảm thấy vui vẻ để nấu nướng, hãy cân nhắc đến việc đi ăn ở bên ngoài.
– Các thiết bị điện tử và bếp nấu đều hoạt động tốt, không bị hỏng hóc.
– Phòng bếp nên có một chiếc gương. Nếu không có gương, bạn có thể treo một vài bức tranh phong cảnh trên tường để thay thế.